Search This Blog

Monday 20 April 2015

055 Phản Chiêu hồn 反招魂


Thương cho Khuất Nguyên 屈原 (352-281 trước CN), sau khi tự trầm ở sông Mịch La 汨羅, hồn phách sắp tiêu tan, Tống Ngọc 宋玉 làm bài Chiêu hồn 招魂 để gọi hồn Khuất Nguyên. Nguyễn Du đi qua Trường Sa 長沙 khoảng mùa thu năm Quý Dậu (1813), quyết liệt phản bác: 

image: Internet

Thu tinh thần về nơi Thái Cực,
Chớ về đây người chực mỉa mai.
Thượng Quan thời buổi ai ai,
Khắp trên đất rộng sông dài: Mịch La!
Cá rồng nuốt, sói hùm tha,
Hồn ơi! hồn hỡi! hồn mà làm sao?


西

















 


Phản Chiêu hồn (1)

Hồn hề! hồn hề! hồ bất quy?
Ðông tây nam bắc vô sở y
Thướng thiên há địa giai bất khả
Yên, Dĩnh (2) thành trung lai hà vi?
Thành quách do thị, nhân dân phi
Trần ai cổn cổn ô nhân y.
Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa
Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quỳ (3)
Bất lộ trảo nha dữ giác độc
Giảo tước nhân nhục cam như di!
Quân bất kiến Hồ Nam sổ bách châu
Chỉ hữu sấu tích, vô sung phì
Hồn hề! hồn hề! suất thử đạo
Tam Hoàng (4) chi hậu phi kì thì
Tảo liễm tinh thần phản Thái Cực
Thận vật tái phản linh nhân xi
Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan (5)
Ðại địa xứ xứ giai Mịch La (6)
Ngư long bất thực, sài hổ thực
Hồn hề! hồn hề! nại hồn hà?


Dịch nghĩa:
Chống lại bài Chiêu hồn


Hồn ơi! hồn ơi! sao chẳng về?
Ðông tây nam bắc không chốn nương tựa
Lên trời xuống đất đều không được
Còn trở về thành Yên thành Sính làm gì?
Thành quách còn đây, nhân dân đã khác
Bụi bặm mù bay làm dơ bẩn quần áo
Ra ngoài thì ruổi xe, vào nhà ngồi chễm chệ
Ðứng ngồi bàn bạc như hai bậc hiền thần Cao, Quì
Không để lộ ra nanh vuốt nọc độc
Mà cắn xé thịt người ngọt xớt
Không thấy sao mấy trăm châu ở Hồ Nam
Chỉ có người gầy gò, không ai béo tốt
Hồn ơi! hồn ơi! nếu cứ noi theo lối đó
Thì sau Tam Hoàng không hợp thời nữa
Hãy sớm thu góp tinh thần trở lại Thái Cực
Ðừng trở lại đây nữa để người ta mai mỉa
Ðời sau đều là Thượng Quan
Khắp mặt đất đều là sông Mịch La
Cá rồng không ăn, sói hùm cũng nuốt
Hồn ơi! hồn ơi! hồn làm sao đây?


Chú thích


(1) Chiêu hồn 招魂: Tên một bài từ của Tống Ngọc 宋玉 để gọi hồn Khuất Nguyên 屈原.
(2) Yên Dĩnh 鄢郢: Tên hai thành nước Sở, thời Chiến Quốc 戰國 (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc 湖北).
(3) Cao Quỳ 皋夔: Tên hai bậc hiền thần đời Ngu Thuấn 虞舜.
(4) Tam Hoàng 三皇: Chỉ Phục Hy 伏羲, Nữ Oa女媧 và Thần Nông 神農, ba vị vua cổ nhất của Trung Quốc.
(5) Thượng Quan 上官: Tức Thượng Quan Cận Thượng 上官靳尚, người gièm pha Khuất Nguyên 屈原 với Sở Hoài Vương 楚懷王.
(6) Mịch La 汨羅: Khúc sông hợp lưu của hai sông Mịch và La. Nay ở phía bắc huyện Tương Âm 湘陰, tỉnh Hồ Nam 湖南. Sau người ta còn gọi là Khuất Ðàm (Vì Khuất Nguyên tự trầm ở đây).

Dịch thơ:
Chống lại bài Chiêu hồn


Hồn ơi! sao chẳng trở về?
Ðông tây nam bắc chở che chốn nào?
Dù đất thấp trời cao chẳng ổn,
Yên, Dĩnh đành lạc lõng như nhau.
Thành đây, dân cũ còn đâu,
Bụi đời mù mịt dơ màu áo xưa.
Ra xe đưa, vào ngồi chễm chệ,
Bàn bạc xem ra vẻ hiền thần.
Vuốt nanh, nọc độc chứa ngầm,
Thịt người cắn xé như đường nuốt ngon!
Hồ Nam kia thấy không trăm xóm,
Toàn những người gầy ốm xanh xao.
Hồn ơi! lối ấy theo nhau,
Ðời Tam Hoàng trước lấy đâu hợp thời.
Thu tinh thần về nơi Thái Cực,
Chớ về đây người chực mỉa mai.
Thượng Quan thời buổi ai ai,
Khắp trên đất rộng sông dài: Mịch La!
Cá rồng nuốt, sói hùm tha,
Hồn ơi! hồn hỡi! hồn mà làm sao?


(Đặng Thế Kiệt dịch)


tham khảo

http://zh.wikipedia.org/wiki/三皇五帝


 

No comments:

Post a Comment